Nhóm bị cáo này đã ghi hình sai phạm rồi tống tiền gần 250 triệu đồng đối với chủ của 2 quán karaoke tại Q.Sơn Trà. Người viết chú ý đến các chi tiết mà các bị hại khai trước tòa và thấy phần nào "nỗi khổ" của những người kinh doanh dịch vụ giải trí. Theànhlangpháplýchokinhtếđêzalo webo đó, khi bị cáo đầu vụ dọa đăng tải sai phạm về những hoạt động của cơ sở mình, người quản lý đã phải "xuống nước", chịu "đóng" cho bị cáo 150 triệu đồng kèm điều kiện mỗi tháng phải chia cho bị cáo lợi nhuận 2 phòng karaoke. Lời khai của bị hại trước tòa cũng cho thấy cơ sở kinh doanh loại hình này rất tốn kém về các khoản để đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và các điều kiện kinh doanh khác.
Khó có thể chối bỏ hiện trạng rằng, karaoke, vũ trường, bar, pub… hay những loại hình vui chơi giải trí khác thuộc ngành dịch vụ "nightlife" (giải trí ban đêm) là thành tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Thế nhưng hành lang pháp lý cho các dịch vụ này còn chưa hoàn thiện, không chỉ làm khó doanh nghiệp mà còn gây lúng túng cho cơ quan chức năng khi xử lý.
Đơn cử nhiều cơ sở hoạt động như vũ trường nhưng lách luật, không đăng ký loại hình này vì nhiều cái lợi khác, núp bóng dưới nhiều hình thức khác. Hay "ma trận" quy định về phòng cháy chữa cháy thời gian qua khiến hàng loạt cơ sở khốn đốn; rồi chồng chéo vai trò quản lý giữa ngành công an, văn hóa, du lịch…
Chừng nào còn kẽ hở, nhập nhằng giữa các quy định pháp luật, giữa sai và đúng thì các ngành nghề kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" còn là miếng mồi béo bở cho những đối tượng có ý đồ bất chính như vụ tống tiền mà người viết dẫn chứng.
Các doanh nghiệp rất mong mỏi được làm đúng quy định, cơ quan quản lý nhà nước càng muốn rõ ràng, minh bạch. Do đó, trong quá trình phát triển kinh tế đêm, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định cụ thể về điều kiện và các loại hình, dịch vụ được phép hoặc không được cung cấp.