Theộidunggiáodụcđịaphươngcònnhiềuvướngmắcode cái thế tranh hùngo học môn này, học sinh sẽ có được những trải nghiệm, tham gia các hoạt động tập thể, nhằm hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và được trang bị những hiểu biết về nơi sinh sống. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương…
Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế, cách triển khai hiện nay ở các trường còn khá lúng túng. Mỗi trường có nhiều cách sắp xếp triển khai thực hiện giảng dạy khác nhau.
Thông tin chưa chính xác trong tài liệu giáo dục địa phương
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh An Giang, lớp 7 tại trang 7, bài 1 - Địa giới hành chính tỉnh An Giang qua các thời kỳ có ghi: "… Hiện nay, tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm hai thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc), một thị xã (Tân Châu) và 8 huyện (An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú)…". Đến trang 56, mục 2.4. Danh lam thắng cảnh núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) hay ở trang 67 khi nói về Miễu bà chúa xứ Bàu Mướp, địa danh Tịnh Biên vẫn được gọi là huyện. Trong khi đó địa danh này đã lên thị xã.
Ở trang 16, phần giới thiệu về Cù lao Ông Chưởng quá chung chung "Cù lao ông Chưởng là tên bao gồm phần lớn diện tích của huyện Chợ Mới…". Tài liệu không nói cụ thể là thuộc địa giới hành chính trên địa bàn của những địa phương nào hiện nay thì làm sao học sinh biết được?
An Giang
Nội dung giáo dục địa phương được quy định 35 tiết/năm nhưng có đến 6 phân môn khác nhau, đó là: ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật, và được sắp xếp thành những đơn vị kiến thức riêng lẻ. Thực tế khi dạy nội dung giáo dục địa phương chỉ còn có 31 tiết/năm vì trừ đi 4 tiết ôn tập kiểm tra định kỳ quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, đây là vướng mắc cần được giải quyết.
Bên cạnh đó, việc thiết kế chương trình hoạt động giáo dục như vậy sẽ rất khó khăn cho việc phân công chuyên môn giảng dạy, nhất là đối với nội dung giáo dục địa phương, có 6 thầy cô cùng tham gia giảng dạy. Mỗi thầy cô dạy trung bình 5 tiết nên cứ sau 5 tiết/môn nhà trường lại phải sắp xếp thay đổi lại thời khóa biểu, rất cực. Điều quan trọng hơn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho bộ môn này, chịu trách nhiệm ra đề khi kiểm tra định kỳ, chấm bài, vào điểm và phê ký học bạ?
Theo thiết kế Chương trình giáo dục 2018, nội dung giáo dục địa phương do sở GD-ĐT từng địa phương biên soạn có sự thẩm định của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, đến nay, dù năm học 2023 -2024 đã bắt đầu nhưng nhiều trường học trên cả nước vẫn chưa nhận được tài liệu này.